Cách để vệ sinh tai cho chó

Kiểm tra tai chó định kì hàng tuần là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của bạn. Có lẽ bạn nghĩ mình không phải tự làm việc này nhưng điều này khá quan trọng đặc biệt là với giống chó cụp tai hoặc khi chó bị dị ứng. Nếu bạn quan sát tai của chúng thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng việc vệ sinh là cần thiết. Vệ sinh tai cho một chú chó tại nhà rất đơn giản nếu như đôi tai của nó không bị nhiễm khuẩn hoặc tổn thương.Hãy dành sự chăm sóc thích hợp cho người bạn trung thành của mình bằng cách thường xuyên kiểm tra và vệ sinh tai cho chúng, dù là giống chó cụp tai hay những giống chó khác.

1. Kiểm tra tổng quát tai cho chó. 

Cho chú chó ngồi hoặc đứng bên cạnh để bạn có thể quan sát phía trong tai dễ dàng. Nếu chỉ thấy bụi bẩn hoặc ráy tai thì bạn có thể bắt đầu tiến hành công việc vệ sinh.

  • Quan sát xem liệu có nước chảy ra từ rãnh tai (không màu, xám hay nâu), ráy tai có dày, bị phồng, ghẻ lở hoặc phát sinh vết thương nào không. Nếu thấy một trong những dấu hiệu trên thì đừng vệ sinh tai cho chó mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn.
  • Bạn không thể thấy sâu bên trong ống tai của chó vì cấu trúc xoắn của phần đáy tai nơi tiếp xúc với phần đầu. Không nên vệ sinh quá sâu bên trong tai chúng nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Đừng bao giờ sử dụng bông ráy tai để làm sạch phần rãnh tai vì nếu cho vật cứng và nhỏ vào sâu trong tai chó, bạn có thể làm nó bị thủng màng nhĩ.

2. Quan sát xem có kí sinh trùng hay vật thể lạ trong tai của chúng hay không. 

Tai chó thường có một số vật thể không mong muốn vì chúng thường chạy trên bãi cỏ hoặc các khu vực nhiều cây cối nên hay bị vướng những thứ như hạt mầm, ngọn cây và cỏ vào tai. Khi thấy bất kì vật thể nào trong số đó, đầu tiên bạn cần (thật nhẹ nhàng) loại bỏ chúng rồi lau sạch tai cho chó cưng. Nếu làm như vậy không hiệu quả, bạn nên đưa chó của mình đến cơ sở thú y chuyên nghiệp.

Mạt, ve và bọ chét đều thích kí sinh ở những vị trí tương đối khuất bên trong và xung quanh tai của chó. Con mạt sẽ làm chó ngứa ngáy và có thể gây chảy mủ sệt, màu nâu ở phía trong lỗ tai. Bạn sẽ cần bác sĩ thú y để chẩn đoán và điều trị mạt tai chó. Còn về ve và bọ chét, chúng có thể bị tiêu diệt (và ngăn chặn) bởi nhiều loại hóa chất khác nhau mà bạn có thể dễ dàng mua được từ phòng khám của bác sĩ thú y.

3. Kiểm tra tai chó có bị nhiễm trùng hay không.

Nhiễm trùng do nấm men làm cho tai chúng có mùi hôi, ngứa và tiết dịch màu nâu. Những bệnh về nấm như vậy cần thuốc đặc trị để sát trùng; chỉ vệ sinh mà không dùng thuốc không những không trị dứt được bệnh mà còn có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thấy có bất kì triệu chứng nào như trên, hãy mang chú chó của bạn đến bác sĩ thú ý ngay.

4. Quan sát những dấu hiệu nhiễm khuẩn ở phía ngoài của tai.

Nhiễm trùng tai do vi khuẩn có thể chuyển biến từ một vết nhiễm trùng nhẹ, dễ dàng trị dứt bằng thuốc sang nhiễm trùng nghiêm trọng và gây khó chịu cho chú chó của bạn. Bác sĩ thú y cần được biết để chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn tai sớm bởi vì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng là rất lớn.